12 PHONG TỤC ĐỘC ĐÁO CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC

Trong mỗi quốc gia, phong tục và tập quán thường phản ánh sự đa dạng và sự phát triển của xã hội qua nhiều thế hệ. Ở Trung Quốc, các phong tục truyền thống rất đa dạng và đặc biệt, chặt chẽ liên kết với lịch sử và văn hóa phong phú của đất nước này. Cùng lướt xuống dưới để tìm hiểu kỹ hơn cùng QTEDU nha!

Giới thiệu

Nguồn gốc của phong tục tập quán Trung Quốc

Nguồn gốc lịch sử: Trung Quốc có lịch sử lâu đời với các thời kỳ khác nhau, từ thời cổ đại đến các triều đại phong kiến, tiến tới quá trình thống nhất và hiện đại hóa. 

Một số phong tục tập quán của người Trung Quốc xuất phát từ những sự kiện lịch sử, truyền thống của các triều đại và quá trình phát triển dân tộc.

Sự đa dạng vùng miền và dân tộc

Trung Quốc là đất nước rộng lớn với nhiều vùng miền, mỗi vùng có những đặc trưng văn hóa, phong tục riêng. Sự đa dạng dân tộc góp phần làm phong phú thêm cho bức tranh phong tục tập quán đặc sắc ở Trung Quốc.

Gia đình và xã hội

Các phong tục tập quán của Trung Quốc phản ánh đời sống sinh hoạt của gia đình, các nghi lễ, quan hệ xã hội và cách người Trung Quốc tương tác với nhau.

Phong tục tập quán của người Trung có cổ hủ 

Phong tục tập quán người Trung Quốc thường có sự kết nối giữa truyền thống và những sự đổi mới của cuộc sống hiện đại. Bên cạnh những phong tục còn được giữ gìn và phát huy, đâu đó tại quốc gia này, những hủ tục vẫn còn đang tồn tại. 

Đội mũ làm từ tóc rụng của tổ tiên

Tập tục kì dị này xuất phát từ dân tộc Miêu sừng dài. Những người phụ nữ sẽ giữ lại những sợi tóc rụng và tết chúng lại với nhau, tạo thành một chiếc mũ. Khi người con gái hay cháu gái của họ đi lấy chồng, chiếc mũ này sẽ được đội lên đầu như một cách tưởng nhớ và thể hiện sự tôn kính với tổ tiên.

Huyền táng

Còn có tên gọi khác là quan tài treo, đây là một trong những tập tục ghê rợn của người Trung Quốc. Quan tài của người đã khuất sẽ được treo trên vách núi dựng đứng cực kỳ nguy hiểm. Người Trung Quốc xưa tin rằng đây là nơi an nghỉ yên tĩnh cho các linh hồn người đã khuất.

Hiện nay, những hủ tục này mặc dù không còn xuất hiện nhiều ở Trung Quốc. Tuy nhiên, ảnh hưởng của chúng với cuộc sống của người dân vẫn còn là vấn đề khá lớn.

Đám cưới ma 

Minh hôn – một nghi lễ kết hôn giúp người chưa lập gia đình mà đã mất được tổ chức đám cưới. Nghi lễ này được áp dụng giữa hai người đã mất hoặc giữa một người đã qua đời và một người còn sống.

Nhiều người Trung Quốc cho rằng việc một cô gái hay chàng trai chưa kết hôn mà qua đời sẽ là một điềm xấu cho gia đình của họ, và tổ chức đám cưới ma là một cách làm yên lòng người đã khuất. 

Bó chân gót sen

Thời cổ xưa, tục bó chân gót sen được xem là một tiêu chuẩn làm đẹp đối với người phụ nữ.

Khi các bé gái bước vào độ tuổi 4 đến 6 tuổi, bàn chân vẫn chưa phát triển hoàn thiện, quá trình bó chân sẽ được tiến hành vào mùa đông. 

Việc bó chân này có thể dẫn đến sự đau đớn cả đời, ước tính có khoảng 2 – 4 tỷ phụ nữ Trung Quốc đã phải chịu đựng nỗi đau đớn này trong hơn 1.000 năm.

Ợ sau khi ăn 

Khác với văn hóa phương Tây, việc ợ sau khi ăn không bị xem là khiếm nhã mà đây là một phong tục tập quán Trung Quốc độc đáo. Điều này thể hiện một lời khen đối với người nấu và sự hài lòng của họ về món ăn. Vì vậy, nếu đi ăn với một người bạn Trung Quốc, bạn đừng bất ngờ với tiếng ợ hơi này nhé!

Kiêng kị số 4

Số 4 thường được xem là xui xẻo ở Trung Quốc vì cách phát âm khá gần với từ “tử” trong “tử vong”. Do đó, người Trung Quốc hạn chế sử dụng số 4 trong cuộc sống hàng ngày, từ việc chọn số điện thoại, chọn ngày cưới, hay bất cứ sản phẩm kinh doanh có xuất hiện số 4. 

Không tip tiền

Khi đến các nhà hàng Trung Quốc, việc tip tiền cho phục vụ được xem là một điều thô lỗ, coi thường nhân viên. Vì vậy, nếu muốn thể hiện sự cảm ơn, hài lòng với sự phục vụ của nhân viên, bạn có thể dành lời khen thay vì để lại tiền tip. 

Màu trắng trong tang lễ 

Màu trắng trong tang lễ ở Trung Quốc được xem là màu sắc của sự tang thương và tiếc nuối. 

Ở các lễ tang, khác với trang phục đen như phương Tây, người Trung Quốc thường mặc những bộ quần áo có màu trắng để thể hiện sự thành kính, tôn trọng với người đã khuất.

Không đội mũ màu xanh lá cây 

Trong tiếng Trung Quốc, từ “đội mũ xanh” có phát âm gần giống với cụm từ “cắm sừng”. Vì vậy, bạn sẽ không thấy người Trung đội mũ màu xanh và thậm chí họ còn hạn chế việc tặng mũ cho nhau.

 

Không cắm đũa vào bát cơm

Không chỉ Trung Quốc, hầu hết các quốc gia châu Á đều kiêng kỵ vì đây là một nghi thức trong tang lễ, là cơm cúng cho người mất.

Không tặng ô cho người khác

Có thể nói, phong tục tập quán Trung Quốc bị ảnh hưởng khá nhiều bởi ngôn ngữ. Một ví dụ cụ thể khác chính là sự hài âm của từ “ô- 伞” và từ “chia xa- 散”. Chính vì thế, người Trung Quốc không dùng ô để làm quà tặng cho người khác.

Châm trà trong buổi trò chuyện

Được liệt kê vào một trong 7 thứ quan trọng trong cuộc sống của người Trung Quốc, trà là thức uống thịnh hành có lịch sử hàng nghìn năm. 

Người dân Trung Quốc xem việc pha và thưởng thức trà là một nghệ thuật. Vì vậy, trong một buổi trò chuyện không thể thiếu hương vị truyền thống này.

Xem thêm:Món ngon nhất định phải thử khi du học Trung Quốc

Phong tục và tập quán truyền thống của Trung Quốc không chỉ là biểu hiện của sự đa dạng và phong phú mà còn là những kho báu văn hóa, kể lại câu chuyện về quá khứ và tương lai của dân tộc Trung Hoa. Chúng là những nét đặc trưng độc đáo, góp phần làm nên vẻ đẹp và sức hút đặc biệt của văn hóa Trung Quốc.

Hãy đồng hành cùng QTEDU, mỗi ngày một kiến thức mới để hiểu sâu hơn về văn hóa Trung Quốc nha.

QTEDU – Chuyên gia tin cậy trên con đường chinh phục học bổng du học Trung Quốc!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin thêm về thầy Quốc Tư và QTEDU

https://qtedu.vn/tin-tuc

QTEDU – Chuyên gia tin cậy trên con đường chinh phục học bổng du học Trung Quốc!

QTEDU – 学而优

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *