VĂN HÓA DÂN TỘC CHOANG – QUẢNG TÂY

Người Choang, một trong những dân tộc thiểu số với đặc trưng văn hóa đa dạng của Trung Quốc, đã từng góp phần quan trọng vào sự phát triển văn hóa và nghệ thuật của khu vực Đông Á. Hãy cùng QTDEU tìm hiểu về văn hóa dân tộc của người Choang nhé!

Lịch sử hình thành và phát triển

Dân tộc Choang là dân tộc thiểu số có dân số đông nhất ở Trung Quốc; phân bố chủ yếu tại Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây; Châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn ở Vân Nam; Huyện tự trị dân tộc Choang và Dao Liên Sơn ở Quảng Đông, cùng với một số tỉnh khác như Quý Châu, Hồ Nam và Tứ Xuyên. Tính đến năm 2006, dân số người Choang trên toàn Trung Quốc đạt khoảng 18 triệu người; riêng Quảng Tây đã chiếm hơn 94% trong số đó.

Theo các nhà khảo cổ học; từ hàng chục vạn năm đến hơn một vạn năm trước, người cổ đại đã có mặt và hoạt động khắp vùng Quảng Tây. Lưu vực thung lũng sông Hữu; nơi dân tộc Choang sinh sống, đã phát hiện nhiều di chỉ từ thời đại đồ đá cũ, cách đây 60,000 đến 70,000 năm. Các di vật văn hóa và đặc trưng thể chất của người cổ đại; như đầu to, lưỡng quyền nhô cao, xương mũi thấp, sống mũi hơi lõm và hàm răng trên hình lưỡi cày, cho thấy họ thuộc chủng người Mongoloid; tương tự người Choang ngày nay.

Tổ tiên của người Choang đã sinh sống ở Quảng Tây qua nhiều triều đại như Thương, Chu, Xuân Thu, Chiến Quốc, Tần, Hán, Đường và Tống, với nhiều tên gọi khác nhau như Tây Âu; Lạc Việt; Ô Hử; Lý; Liêu; Lương; Thổ… Ảnh hưởng của người Hán trong thời kỳ này còn rất hạn chế. Đến thời Nam Tống (1127–1279), dân tộc Choang mới bắt đầu được gọi tên như hiện nay. Từ đó; danh xưng Choang dần trở thành tên gọi chính thức, đồng thời, cư dân người Hán từ Trung nguyên đến sinh sống ở Quảng Tây cũng ngày một đông.

Văn hóa xã hội dân tộc Choang
Ngôn ngữ

Ngôn ngữ của dân tộc Choang thuộc ngữ hệ Hán-Tạng, nhóm ngôn ngữ Choang-Động, chi tiếng Choang-Thái, rất giống với tiếng Tày, Nùng ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, tiếng Thái Lan, tiếng Lào và tiếng Shan ở Myanmar. Dân tộc Choang có chữ viết riêng. Từ thời Nam Tống, một loại chữ viết dựa trên chữ Hán, gọi là “Thổ tục” đã xuất hiện và được sử dụng phổ biến. Năm 1955; dân tộc Choang tạo ra chữ viết phiên âm dựa trên chữ cái Latin. Đến tháng 11 năm 1957; hệ thống chữ viết này được Quốc vụ viện Trung Quốc phê chuẩn và lưu hành rộng rãi cho đến ngày nay.

Kinh tế

Người Choang chủ yếu sinh sống bằng nông nghiệp; đặc biệt là trồng lúa nước. Nền nông nghiệp của họ có từ lâu đời và ngày càng phát triển. Thủ công nghiệp của người Choang cũng rất phát triển; với các nghề dệt, nhuộm vải; làm đồ gốm sứ và đúc trống đồng. Kỹ thuật đóng thuyền của họ cũng được đánh giá cao.

Chợ là hình thức giao thương buôn bán phổ biến nhất của người Choang. Tại đây; họ trao đổi, mua bán vật dụng và hàng hóa. Chợ không chỉ là nơi buôn bán mà còn trở thành nơi giao lưu văn hóa nghệ thuật; với các hoạt động ca hát và biểu diễn nghệ thuật sôi động.

Trang phục truyền thống

Trang phục truyền thống của người Choang cách đây 100 năm bao gồm áo ngắn không cổ; cài khuy giữa và quần ống rộng cho nam giới, đầu quấn khăn. Nữ giới mặc váy gấp nếp; áo ngắn không cổ có viền hoa và đầu quấn khăn hoa. Ngày nay, trang phục của người Choang đã có nhiều thay đổi. Họ thường mặc áo dài hoặc ngắn có cổ; may bằng vải tự dệt màu xanh dương đậm; đen hoặc đỏ. Ngoài ra; họ cũng sử dụng trang phục hiện đại trong đời sống hàng ngày.

Nghệ thuật văn hóa

Người Choang có một nền văn hóa nghệ thuật phong phú; người Choang nổi tiếng thích ca hát nhảy múa, dùng lời ca tiếng hát miêu tả cuộc sống và biểu đạt tư tưởng; tình cảm của mình.
Hình thức nghệ thuật sân khấu dân tộc của người Choang là kịch Choang; bắt nguồn từ các hình thức ca múa dân gian. Ngày nay, kịch Choang phát triển rất mạnh mẽ với nhiều đoàn kịch chuyên nghiệp; góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc Choang.

Người Choang có hình thức sinh hoạt chợ phiên. Trong chợ phiên; thường có ca hát đối đáp và các cuộc vui dân gian như ném tú cầu; bắn pháo bông; múa lân; thi kéo co; bắn nỏ… Đặc biệt, dân ca của người Choang có nội dung phong phú và được đánh giá là viên ngọc quý trong kho tàng văn nghệ dân gian của dân tộc này.

Những lễ hội quan trọng nhất của người Choang là “Tết 3 tháng 3”; ‘Trung nguyên”; “Hồn trâu bò”. Người Choang theo tín ngưỡng đa thần; họ thờ quỷ thần và tổ tiên. Hình thức an táng của người Choang là chôn; thiêu hay để quan tài ngoài trời.

Mỹ thuật của người Choang có những biểu hiện đa dạng và phong phú. Tranh vẽ trên vách đá ở Hoa Sơn; lưu vực sông Tả là di sản văn hóa quý báu được sáng tạo từ hơn 2.000 năm trước bởi tổ tiên người Choang. Phạm vi của tranh vẽ này cao 40 mét, dài hơn 220 mét; với tổng cộng 1.800 hình vẽ khác nhau.

Trống đồng là một vật phẩm nghệ thuật quý báu của người Choang; đồng thời cũng là nhạc cụ và biểu tượng cho quyền lực và sự giàu có. Những hoa văn đúc trên mặt trống đồng thể hiện sự tinh tế và trình độ nghệ thuật cao của người Choang từ hàng ngàn năm trước. Hiện nay; Bảo tàng Dân tộc Quảng Tây đang bảo quản hơn 500 chiếc trống đồng này.

Có thể bạn quan tâm:

=> Thông tin thêm về thầy Quốc Tư và QTEDU:

https://qtedu.vn/tin-tuc

QTEDU chúc bạn học tiếng Trung vui vẻ và đạt hiệu quả cao!

QTEDU- 学而优

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *