QTEDU xin giới thiệu đến bạn thủ tục đăng kí nhượng quyền thương hiệu như sau.
Căn cứ trên điều 284 Luật Thương mại 2005, nhượng quyền thương hiệu hay nhượng quyền thương mại là hoạt động bên nhượng quyền cho phép bên nhận quyền được thực hiện 3 điều kiện sau đây :
- Bán hàng; cung cấp dịch vụ theo cách tổ chức kinh doanh được quy định bởi bên nhượng quyền; liên quan đến nhãn hiệu; tên thương mại; bí quyết kinh doanh;
- Sử dụng biểu tượng; khẩu hiệu; quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và hỗ trợ bên nhận nhượng quyền điều hành công việc kinh doanh.
Hình thức nhượng quyền thương hiệu
Có 3 hình thức nhượng quyền thương hiệu chính như sau:
- Nhượng quyền thương hiệu sản phẩm/dịch vụ: Bên nhận quyền được phép sử dụng thương hiệu của bên cho nhượng quyền để bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ.
- Nhượng quyền thương hiệu tên thương mại: Bên nhận quyền được cấp phép sử dụng tên thương mại và nhãn hiệu của hệ thống nhượng quyền để kinh doanh.
- Nhượng quyền thương hiệu sản xuất: Bên nhận quyền được sử dụng quy trình; công thức và bí quyết sản xuất của bên cho nhượng quyền.
Nhìn chung, nhượng quyền thương hiệu cho phép bên nhận quyền sử dụng thương hiệu và tri thức của bên cho nhượng quyền để kinh doanh với điều kiện tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định của hợp đồng nhượng quyền.
Có thể bạn quan tâm:
Đối tác nhượng quyền nói gì về Tập đoàn QTEDU
Nhượng quyền thương hiệu-Những điều cần biết
Chi phí nhượng quyền trung tâm tiếng Trung
Mở trung tâm tiếng Trung nhượng quyền được gọi là Tiên Phong
Điều kiện nhượng quyền thương hiệu
Để nhượng quyền thương hiệu thành công, các doanh nghiệp cần đặc biệt chú trọng đến khía cạnh pháp lý. Cụ thể, ba điều kiện pháp lý cần được đảm bảo bao gồm:
- Doanh nghiệp phải có đăng ký kinh doanh hợp pháp
- Doanh nghiệp cần tuân thủ các quy định về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thương hiệu cần được đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ.
Nếu thiếu một trong ba yếu tố trên, rủi ro về mặt pháp lý khi nhượng quyền sẽ rất lớn. Do đó, các doanh nghiệp cần đảm bảo đầy đủ các điều kiện này để việc nhượng quyền diễn ra thuận lợi, tránh gặp rắc rối về mặt pháp lý.
Thủ tục nhượng quyền thương hiệu
Trước khi nộp đơn đăng kí nhượng quyền thương hiệu, bạn cần chuẩn bị trước các hồ sơ liên quan.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký nhượng quyền thương mại theo mẫu MĐ-1 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM;
- Bản giới thiệu nhượng quyền theo quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 09/2006/TT-BTM;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Bản sao có công chứng);
- Văn bằng bảo hộ công nghiệp ở Việt Nam hoặc nước ngoài (bản sao, công chứng);
- Đơn đề nghị đăng ký theo hướng dẫn Bộ công thương;
- Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hoặc tại nước ngoài. Trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ (Bản sao có công chứng);
- Giấy tờ chứng minh sự chấp thuận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu (Trong trường hợp thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp).
Trình tự, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương hiệu
Trình tự, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương hiệu được quy định tại Tại Điều 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Nộp hồ sơ đăng ký nhượng quyền thương mại đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo điều 18 của nghị định;
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng ký vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo cho bên đăng ký trong 05 ngày làm việc sau khi nhận hồ sơ hợp lệ,
- Nếu hồ sơ chưa đủ, cơ quan nhà nước thông báo cho Bên nhượng quyền bổ sung trong 02 ngày làm việc.
- Thời hạn nêu trong khoản này không tính việc Bên nhượng quyền sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
- Hết thời hạn, cơ quan từ chối đăng ký và thông báo lý do cho Bên nhượng quyền.
Quyền và nghĩa vụ các đối tượng trong nhượng quyền thương hiệu
Quyền của người nhượng quyền:
Tại Điều 286 Luật Thương mại 2005, thương nhân nhượng quyền có các quyền sau đây:
- Nhận tiền nhượng quyền;
- Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;
- Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại và sự ổn định về chất lượng hàng hoá; dịch vụ.
Nghĩa vụ của người nhượng quyền:
Tại Điều 287 Luật Thương mại 2005, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây:
- Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền;
- Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại;
- Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;
- Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;
- Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
Như vậy, người nhượng quyền cần có tầm nhìn chiến lược và năng lực quản trị, điều hành để phát triển thành công hệ thống nhượng quyền.
Xem thêm các viết khác:
Top 3 thương hiệu nhượng quyền tiếng Trung uy tín tại Việt Nam
Thương hiệu nhượng quyền tiếng Trung tốt nhất QTEDU
Quyền và nghĩa vụ của người nhận nhượng quyền
Quyền của người nhận nhượng quyền:
Căn cứ Điều 288 Luật Thương mại 2005, thương nhân nhận quyền có các quyền sau đây:
- Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
- Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
Nghĩa vụ của người nhận nhượng quyền:
Tại Điều 289 Luật Thương mại 2005, thương nhân nhận quyền có các nghĩa vụ sau đây:
- Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
- Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
- Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế; sắp xếp địa điểm bán hàng; cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
- Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
- Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá; tên thương mại; khẩu hiệu kinh doanh; biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
- Điều hành hoạt động phù hợp với hệ thống nhượng quyền thương mại;
- Không được nhượng quyền lại trong trường hợp không có sự chấp thuận của bên nhượng quyền.
Như vậy, với vai trò đầu tư và kinh doanh, người nhận nhượng quyền có trách nhiệm phát huy lợi thế của thương hiệu và hệ thống nhượng quyền để đem lại giá trị kinh doanh cao.
Tóm lại, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên cần được cân bằng và bảo vệ thông qua hợp đồng nhượng quyền chặt chẽ. Điều này giúp mối quan hệ nhượng quyền phát triển bền vững.
Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu bao gồm những gì?
Nội dung chính cần có trong hợp đồng nhượng quyền thương hiệu:
- Thông tin bên liên quan: Thông tin bên nhượng quyền và bên được nhượng quyền phải chính xác, bao gồm cả công ty và cá nhân.
- Chi tiết công ty: Tên; mã số thuế; địa chỉ; người đại diện; liên hệ…
- Thông tin cá nhân: Tên; tuổi; số CMND/Căn cước/Hộ chiếu; ngày cấp; nơi cấp; địa chỉ; liên hệ…
- Các điều khoản cụ thể về nhượng quyền: Chi phí; thời gian; thanh toán; hỗ trợ; điều cấm; phạm vi nhượng quyền; quyền trách nhiệm; phạt vi phạm.
- Quy trình giải quyết tranh chấp và điều khoản gia hạn hợp đồng.
- Chủ thể ký kết hợp đồng: Chỉ người có tư cách giao dịch mới được ký và đóng dấu
Bài viết liên quan:
Đối tác nhượng quyền nói gì về Tập đoàn QTEDU
Nhượng quyền thương hiệu-Những điều cần biết
Chi phí nhượng quyền trung tâm tiếng Trung
Mở trung tâm tiếng Trung nhượng quyền được gọi là Tiên Phong
Có thể bạn quan tâm
- Thông tin học bổng du học Trung Quốc: https://www.facebook.com/groups/duhoctq
- Nhóm Học Tiếng Trung: https://www.facebook.com/groups/hocttq
- Nhóm Giáo Viên Tiếng Trung: https://www.facebook.com/groups/giaovientt/
Thông tin thêm về thầy Quốc Tư và QTEDU
QTEDU – Chuyên gia tin cậy trên con đường chinh phục học bổng du học Trung Quốc!
QTEDU – 学而优