Nhượng quyền thương hiệu-Những điều cần biết

Nhượng quyền thương hiệu là thuật ngữ để nói về một hình thức kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân, tập thể hay tổ chức nào đó được phép dùng thương hiệu của một sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh nghiệp cấp phép sử dụng được gọi là doanh nghiệp nhượng quyền. Cá nhân/ doanh nghiệp mua quyền sử dụng thương hiệu được gọi là đối tác nhận quyền. Vậy các hình thức và ưu, nhược điểm như thế nào? Các bạn hãy cùng QTEDU tìm hiểu nhé!

1.Thế nào là nhượng quyền thương hiệu?

Hiện nay, nhượng quyền thương hiệu được áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành như: ẩm thực; đồ uống; vật liệu xây dựng; thiết bị nội thất… Bất kỳ ngành nghề có tài sản sở hữu trí tuệ, kinh doanh hiệu quả đều có thể tham gia vào hình thức nhượng quyền thương hiệu.

Trong kinh doanh nhượng quyền thương hiệu, có 4 hình thức cơ bản như sau:

+ Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện: bên nhượng quyền chuyển nhượng đầu đủ hệ thống (chiến lược; quy trình vận hàng; chính sách quản lý; hỗ trợ tiếp thị; quảng cáo…); bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh; hệ thống thương hiệu; sản phẩm/dịch vụ.

+ Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện: là mô hình bên nhượng quyền nhượng một phần sản phẩm, hình thức kinh doanh đến đối tác nhận quyền.

+ Nhượng quyền có tham gia quản lý: bên cạnh chuyển nhượng quyền sử dụng thương hiệu và mô hình/công thức kinh doanh, bên nhượng quyền hỗ trợ cung cấp người quản lý và điều hành.

+ Nhượng quyền có tham gia đầu tư vốn: bên nhượng quyền tham gia đầu tư vốn với tỷ lệ nhỏ và có thể tham gia vào hội đồng quản trị công ty của đối tác nhận quyền.

Xem thêm các bài viết khác:

Top 3 thương hiệu nhượng quyền tiếng Trung uy tín tại Việt Nam

Thương hiệu nhượng quyền tiếng Trung tốt nhất QTEDU

2. Ưu và nhược điểm của nhượng quyền thương hiệu

2.1 Ưu điểm 

  1. Người lao động được đào tạo nghề chi tiết và toàn diện hơn.
  2. Bên nhượng quyền được hưởng lợi từ danh tiếng và hình ảnh hiện có của thương hiệu trong tâm trí công chúng khi điều hành cửa hàng nhượng quyền.
  3. So với việc tự mình tạo dựng thương hiệu mới và phát triển thị trường cho thương hiệu đó, phương thức nhượng quyền dễ vận hành hơn vì sản phẩm đã có sẵn lượng khách hàng nên mức đầu tư cần thiết sẽ nhỏ hơn. Từ các khâu pháp lý, thiết kế, trình bày đến các chiến lược marketing, mọi thứ đều được hỗ trợ một cách tối đa. Điều này đương nhiên sẽ giúp bên nhận nhượng quyền dễ dàng hơn trong việc quản lý và điều hành doanh nghiệp khi vừa thành lập.
  4. Sự hỗ trợ và cạnh tranh lẫn nhau giữa các cửa hàng nhượng quyền sẽ giúp sản phẩm phát triển nhanh hơn.
  5. Trụ sở chính tập trung sử dụng lợi nhuận trong việc nghiên cứu phát triển sản phẩm mới để duy trì việc cập nhật liên tục các sản phẩm nhượng quyền nhằm duy trì khả năng cạnh tranh.

Các bài viết khác:

Đối tác nhượng quyền nói gì về Tập đoàn QTEDU

Nhượng quyền thương hiệu-Những điều cần biết

Mở trung tâm tiếng Trung nhượng quyền được gọi là Tiên Phong

Bạn chắc chắn thành công nổi trội khi cùng QTEDU đảm bảo các tiêu chuẩn này

2.2 Nhược điểm

  1. Bên nhận nhượng quyền phải trả phí nhượng quyền cao.
  2. Cửa hàng nhượng quyền bị hạn chế bởi trụ sở chính và không có quyền phát triển sản phẩm mới một cách độc lập nên ít có dư địa để phát triển.
  3. Mỗi cửa hàng nhượng quyền phụ thuộc rất nhiều vào trụ sở chính.
  4. Đồng thời, bên nhận nhượng quyền cũng sẽ chịu chung rủi ro khi nếu bên nhượng quyền gặp vấn đề khi kinh doanh.

Nhượng quyền thương hiệu ở Việt Nam

Ở Việt Nam, hiện nay có khoảng hơn 300 thương hiệu nhượng quyền tại thị trường. Nhượng quyền thương hiệu được coi là hình thức phổ biến được nhiều doanh nghiệp nước ngoài sử dụng để xâm nhập vào thị trường. Sự bùng nổ của các hệ thống nhượng quyền trong những năm gần đây cho thấy nhu cầu mở rộng và phát triển mạnh mẽ của các thương hiệu cung cấp dịch vụ, từ những thương hiệu quốc tế như KFC; McDonald’s; Lotteria; Jollibee,… tới những thương hiệu made-in-Vietnam như Phở 24; CO.OP Food; Tocotoco; Trung Nguyên, v.v.

Kết luận

Đầu tư vào ngành nhượng quyền thương mại đòi hỏi những người nhận quyền phải có con mắt và đầu óc nhạy bén về các cơ hội kinh doanh. Trước khi mua nhượng quyền, bên nhận quyền tiềm năng cần có hiểu biết nhất định về lợi ích và nguy hiểm của việc nhượng quyền, bên nhận quyền phải hài lòng với những gì bên nhượng quyền đưa ra và hiểu đầy đủ rằng việc mua nhượng quyền là rủi ro ngay cả khi thực hiện nhiều biện pháp phòng ngừa khác nhau. Nhượng quyền thương mại tốt có thể thất bại, nhưng nhượng quyền thương mại có thể phát triển mạnh. Thật không may, không có gì là chắc chắn tuyệt đối trên thế giới này, ngay cả trong nhượng quyền thương mại.

Không phải tất cả các nhượng quyền đều được tạo ra như nhau và các hợp đồng nhượng quyền cũng khác nhau. Một doanh nghiệp có vẻ chắc chắn thành công có thể thất bại do nhu cầu giảm; suy thoái kinh tế hoặc do bên nhượng quyền quản lý kém. Nhìn vào số lượng lớn các nhượng quyền thương mại ngoài kia và phân loại mặt tốt và mặt xấu có thể là một công việc khó khăn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin thêm về thầy Quốc Tư và QTEDU

https://qtedu.vn/tin-tuc

QTEDU – Chuyên gia tin cậy trên con đường chinh phục học bổng du học Trung Quốc!

QTEDU – 学而优

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *