Nghệ thuật múa rối bóng là môn nghệ thuật có lịch sử lâu đời, được coi là một trong những loại hình biểu diễn kịch cổ xưa nhất ở Trung Quốc.
Tỉnh Cam Túc ở tây bắc Trung Quốc là nơi phát tích của rối bóng; đến nay vẫn bảo tồn; và phát triển loại hình “rối bóng Long Đông” rất đặc sắc và nổi tiếng ở đất nước 1,4 tỷ dân.
Hãy cùng QTEDU tìm hiểu sâu hơn về nghê thuật đặc sắc này nhé!
Lịch sử ra đời của nghệ thuật múa rối bóng
Khoảng 2.000 năm trước khi tivi được phát minh; khán giả thường mê mẩn; ngồi chật kín xem rối bóng kể về câu chuyện của những người anh hùng chống lại cái ác; câu chuyện tình yêu hay các nhân vật siêu nhiên.
Một ngọn đèn; một tấm rèm trắng; tiếng trống sôi động và tiếng hát cao vang; những con rối bóng được đặt ở khoảng giữa ánh sáng và bức tường hoặc bức mành.
Một nghệ sĩ múa rối có kinh nghiệm có thể làm cho các nhân vật trông vô cùng sống động; những con rối bay nhảy sau tấm rèm; khiến khán giả ngồi xem trước sân khấu vô cùng thích thú. Đây chính là Đây chính là nghệ thuật múa bóng rối.
Nguồn gốc
Nghệ thuật múa rối bóng rất chú trọng hiệu quả biểu diễn; vì tất cả các bộ phận trên mình nhân vật đều có thể động đậy; lại thêm lồng tiếng ca; các điệu tuồng cao giọng và du dương; khiến các vở múa rối bóng mang đậm bản sắc dân gian địa phương.
Loại hình nghệ thuật dân gian này làm bất ngờ giới mỹ thuật hiện đại. Rối bóng Long Đông tỉnh Cam Túc miền Tây Nam; rối bóng Thiểm Tây và Sơn Tây miền Tây Bắc Trung Quốc mang những nét đặc trưng riêng.
Rối bóng Long Đông rất thịnh hành vào thời nhà Minh và nhà Thanh thế kỷ 14 đến 19. Tạo hình của rối bóng đẹp mắt; đường nét mang tính khái quát; điêu khắc cầu kỳ.
Một số người cho rằng; môn nghệ thuật này được phát minh để giải khuây cho hoàng đế sau sự qua đời của hoàng hậu; giúp ngài luôn nhìn thấy bóng hình của người vợ năm nào.
Kể từ đó, nó nhanh chóng được coi là một hình thức giải trí phổ biến trong giới cầm quyền; và được biểu diễn trong các cung điện để thể hiện gia thế, tài sản cũng như sức mạnh.
Sau đó, múa rối bóng dần lan rộng ra các thành thị và các vùng nông thôn; được biểu diễn trong các đám cưới, lễ hội tôn giáo hay đám tang.
Vật liệu chế tạo
Vật liệu làm con rối bóng chủ yếu là da bò đực còn non màu đen; loại da dày vừa phải; dẻo; bền.
Sau khi da bò đã được cạo sạch lông; hong khô trông đã trong và thấu là có thể dùng làm con rối.
- Trước hết phải vẽ nháp mờ mờ hình nhân vật lên da bò khô; sau đó khắc bằng các loại dao nhiều kích cỡ.
- Sau khi khắc xong; tô màu lên; thuốc màu nguyên chất không pha với các thứ màu khác; do đó màu sắc thường sặc sỡ; tương phản rõ rệt.
- Sau khi đã chạm khắc và lên màu xong là có thể đem là phẳng. Đây là công đoạn then chốt nhất và cũng là khó nhất.
- Tiếp theo lên thêm một lần thuốc màu rồi mới đem hong khô; rồi gắn kết thành các con rối theo yêu cầu; như vậy là có thể điều khiển chúng để biểu diễn.
Vào năm 2011, khi UNESCO đưa nó vào danh sách Di sản Văn hóa cần được bảo tồn.
- Nghệ thuật múa bóng rối Trung Quốc không chỉ là biểu diễn văn hóa độc đáo mà còn là di sản văn hóa sâu sắc, thể hiện tinh thần và truyền thống của dân tộc Trung Hoa qua từng cử động, từng hình tượng đáng nhớ.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin học bổng du học Trung Quốc: https://www.facebook.com/groups/duhoctq
Nhóm Học Tiếng Trung: https://www.facebook.com/groups/hocttq
Nhóm Giáo Viên Tiếng Trung: https://www.facebook.com/groups/giaovientt/
Nhóm chia sẻ tài liệu tiếng Trung: https://www.facebook.com/groups/197471149047284/
=> Thông tin thêm về thầy Quốc Tư và QTEDU:
QTEDU chúc bạn học tiếng Trung vui vẻ và đạt hiệu quả cao!
QTEDU- 学而优