Một số tips hay khi viết Kế hoạch học tập trong Hồ sơ xin Học bổng

Một số tips hay khi viết Kế hoạch học tập trong Hồ sơ xin Học bổng

QTEDU đã chia sẻ tới bạn cấu trúc chuẩn của một bài viết Kế hoạch học tập. Tuy nhiên, để “ăn điểm” trước ban giám khảo, hãy viết bài của mình trở nên thật đặc biệt. Bài viết của bạn phải khiến người khác nhìn vào là biết được ước muốn đi du học Trung Quốc. Hãy thể hiện rõ mong ước của bạn cháy bỏng nhường nào. Hơn thế nữa, đứng trước một loạt các hồ sơ có điều kiện “ngang ngang” nhau, thì Kế hoạch học tập sẽ quyết định bạn có được chọn cho suất học bổng hay không đấy! 

Mỗi người đều có tình huống riêng của bản thân. Ví dụ có bạn thì không học đại học luôn mà chờ vài năm mới học, có bạn muốn học lại đại học, có bạn điểm không cao, … Cùng QTEDU tìm hiểu một số tips hay để có một bài Kế hoạch học tập ghi dấu ấn nhé!

Xem thêm: “Kế hoạch học tập” để xin Học bổng du học Trung Quốc.

Điểm hồ sơ GPA/HSK không “ngon” lắm

Một trong những yếu tố quan trọng để xét duyệt học bổng là điểm GPA và HSK. Nếu điểm của bạn không quá nổi bật, hãy nói lái sang vấn đề khác, tránh đề cập tới năng lực học tập. Vậy bạn nên giải thích thế nào? Có thể nói rằng để đạt được một điểm số tốt trong môn/lớp/khoa của bạn thật sự khó do tính chất của môn học/cách chấm điểm/… bởi vậy nên so với mặt bằng chung, điểm của bạn có một chút thiếu hụt. Hoặc bạn có thể giải thích rằng môn học ngoài chuyên ngành đó bạn không có cảm hứng lắm nên đã kéo thấp điểm của bạn xuống. 

Bạn có một khoảng “chờ” trước khi tiếp tục học 

Bạn đã tốt nghiệp cấp 3 nhưng không tiếp tục lên đại học, tại sao vậy? Đây là một vấn đề thuộc phạm trù cá nhân. Bạn có thể tham khảo một vài cách sau: Tôi muốn có một khoảng thời gian xác định rõ ràng mong muốn/mục tiêu của bản thân; Tôi biết đến tiếng Trung hơi trễ nên muốn có thêm thời gian củng cố kiến thức; Điều kiện gia đình/sức khỏe bản thân vào thời điểm đó chưa cho phép, …

Bạn lựa chọn “học lại” đại học

Có thể bạn đã tốt nghiệp hoặc sắp tốt nghiệp nhưng lại muốn đổi hướng đi. Đâu là lý do khiến bạn có quyết định như vậy? Đối với vấn đề này, bạn cần giải thích một cách tích cực, rõ ràng. Việc trả lời không khéo sẽ dễ dẫn đến hiểu lầm rằng bạn là người dễ bỏ cuộc, không kiên định. Bạn có thể giải thích rằng chuyên ngành bạn đã theo học được lựa chọn khi bạn chưa xác định được đam mê, nghe theo định hướng của gia đình. Trải qua một quãng thời gian học tập và trải nghiệm, trưởng thành dần theo năm tháng, bạn đã nhận ra giá trị cốt lõi của bản thân, nhận ra đam mê tới muộn và xác định lại được con đường du học mà bản thân muốn theo đuổi.

Thiếu “hoạt động ngoại khoá”

Không phải bạn nào cũng có trải nghiệm tham gia hoạt động ngoại khóa. Điều này phụ thuộc bởi rất nhiều lý do, bạn không có thời gian tham gia, bạn không thích hay chỉ đơn giản là bạn lười, … Đó là vấn đề thực nhưng chúng ta lại không thể viết trực tiếp như vậy. Bạn có thể giải thích là bạn không có hứng thú với việc tham gia hoạt động ngoại khoá, bạn muốn dành thời gian đó cho những việc khác. Nâng cao kiến thức học tập, bồi dưỡng kỹ năng, tìm kiếm những cơ hội việc làm có liên quan tới chuyên ngành học để tích lũy kinh nghiệm và rèn luyện khả năng, … là những câu trả lời khéo léo. Để tăng tính minh chứng, bạn có thể kể thêm những dự án, kiến thức đúc kết được. 

Trên đây là một số vấn đề thường gặp và phương hướng trả lời. QTEDU mong sẽ phần nào giúp được bạn trong quá trình làm hồ sơ xin học bổng Trung Quốc!

Xem thêm: Bùi Ngọc Hà (Hà Kiara): Du học – Quyết định đúng đắn nhất ở tuổi 18

 

Có thể bạn quan tâm:

=> Thông tin thêm về thầy Quốc Tư và QTEDU:

https://qtedu.vn/tin-tuc

QTEDU chúc bạn học tiếng Trung vui vẻ và đạt hiệu quả cao!

QTEDU- 学而优

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *