CÁT LÂM (吉林)- KHU VỰC CÓ THIÊN NHIÊN KỲ VỸ

Cát Lâm có lịch sử đã hơn 50.000 năm. Cái tên Cát Lâm có lẽ bắt nguồn từ cụm từ Girin ula, một thuật ngữ tiếng Mãn có nghĩa là “ven sông”; từ này được chuyển âm thành Cát Lâm Ô Lạp trong tiếng Hán, rồi sau đó rút ngắn thành Cát Lâm. Nghĩa đen Hán tự của Cát Lâm nghĩa là “rừng tốt lành”.Tỉnh Cát Lâm là tỉnh có khí hậu tương đối tốt, nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, thu hút lượng lớn khách du lịch đến tham quan. Vậy chúng ta hãy cùng QTEDU tìm hiểu khu vực này nhé!

Vị trí địa lý của tỉnh Cát Lâm 

Tỉnh Cát Lâm thuộc vùng Đông Bắc Trung Quốc, kéo dài 650 km từ đông sang tây và 300 km từ bắc xuống nam. Nằm ở nơi giao thoa với quốc gia: được ngăn cách bởi sông Đồ Môn là Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và  Nga ở phía đông. Giáp với tỉnh Hắc Long Giang ở phía bắc. Tỉnh Liêu Ninh ở phía nam. Khu tự trị Nội Mông ở phía tây. 

 

Bản đồ khu vực Cát Lâm

 

Khoảng cách trên bộ giữa Cát Lâm và Bắc Kinh là 1233 km. Trong khi đường chim bay là 949 km. Bạn có thể mất khoảng 5 và 27 giờ để đi lại giữa Cát Lâm và Bắc Kinh tùy thuộc vào phương tiện vận tải bạn chọn. Xe lửa là cách nhanh nhất để đi lại giữa Cát Lâm và Bắc Kinh. Xe lửa sẽ đưa bạn tới nơi trong 4h 58p.

Ngoài ra, khoảng cách trên bộ giữa Thượng Hải và Cát Lâm là 2267 km. Trong khi đường chim bay là 2267 km. Bạn có thể mất khoảng 3 và 27 giờ để đi lại giữa Thượng Hải và Cát Lâm tùy thuộc vào phương tiện vận tải bạn chọn. Máy bay là phương tiện nhanh nhất để đi lại giữa Thượng Hải và Cát Lâm. Chuyến bay sẽ đưa bạn tới nơi trong 2h 40p.

Có thể bạn quan tâm: Đại học Cát Lâm

Khí hậu của tỉnh Cát Lâm

Cát Lâm có khí hậu ôn đới lục địa gió mùa. Bốn mùa gió rệt. Mùa xuân rơi vào tháng 4 và tháng 5. Lúc này gió lớn và khô. 

Mùa hè kéo dài từ tháng 6 đến tháng 8, nhiệt độ cao kèm mưa nhiều. 

Mùa thu dao động trong khoảng thời gian tháng 9 và tháng 10. Trời trong xanh, thời tiết mát mẻ. 

Mùa đông kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ xuống thấp, trời lạnh giá. 

Vào mùa này, Cát Lâm còn được ví như “thủ đô sương giá” của Trung Quốc. Khi sương giá xuất hiện, đọng trên các cành cây trông như những viên pha lê lấp lánh, tạo ra không gian huyền diệu trong như thế giới cổ tích.

 

 

Địa điểm du lịch tỉnh Cát Lâm

Núi trường Bạch

Núi Trường Bạch là một địa điểm nổi bật ở Cát Lâm. Vẻ đẹp của nó sẽ làm hài lòng bất kỳ du khách nào.

 Ngọn núi là một khu bảo tồn thiên nhiên bao gồm nhiều động vật quý như: hổ, nai, đen gấu, báo trong số hơn 200 giống động vật hoang dã đang sống trong các khu rừng nguyên sinh ở đây.

 Ngoài ra Núi Trường Bạch còn có vô số các suối nước nóng và hơn 1.500 loài thực vật để du khách khám phá.

Trên đỉnh núi là Tianchi (Hồ thiên đường) khung cảnh kỳ diệu như một món quà dành tặng cho những ai tìm ra nó. Bạn có thể may mắn bắt gặp hình ảnh của những cư dân sống quanh hồ. 

Ngọn núi này cũng bao gồm một thác nước cao là nơi bắt nguồn của sông Song Hua. Phía tây của dãy núi có ba hồ: Songhua, Tai Tai và Dongting, cũng như cơ sở đào tạo trượt băng lớn nhất của Trung Quốc.

Ngoài dãy núi Trường Bạch, trên địa bàn Cát Lâm còn có Đại Hắc Sơn;Trương Quảng Tài Lĩnh; Cát Lâm Cáp Đạt Lĩnh; Lão Lĩnh; Mẫu Đơn Lĩnh.

Núi La Pháp

Vẻ đẹp của núi La Pháp có thể gói gọn trong ba chữ “Tú, Kỳ, Hiểm”. Trước hết chúng ta hãy nói về “Tú”, núi La Pháp hiện ra trước mắt chúng ta như một bức tranh sơn thủy, xung quanh không có kiến trúc nên tầm nhìn rất thông thoáng. Mùa xuân cây cối xanh tươi bừng bừng sức sống, tháng 5 muôn hoa khoe sắc trong thung lũng. Mùa thu thì các gam màu càng trở nên rực rỡ. Đến mùa đông thì có thể trượt tuyết, bấy giờ hoàn toàn là một cảnh tượng mới.

Hai là nói về “Kỳ”, chữ Kỳ ở đây là chỉ những trái núi có hình thù rất ngộ nghĩnh và sống động như hình con gấu, hình cây thông,…

Ba là nói về “Hiểm”. Tuy núi La Pháp không cao lắm, nhưng muốn leo lên quả là không dễ dàng chút nào, vì nơi hẹp nhất của nó chỉ có 30 cm, người ta vẫn thường nói Hoa Sơn là thiên hạ đệ nhất hiểm, nhưng nếu du khách từng đến núi La Pháp thì tuy La Pháp không thể gọi là đệ nhất hiểm, nhưng có thể gọi là thiên hạ đệ nhất không ai dám leo.

 

Khu bảo tồn thiên nhiên Bạch Thành

Một điểm đến tuyệt vời nữa dành cho du khách tìm đến khám phá thiên nhiên tại Cát Lâm đó chính là khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia Bạch Thành.

Khu bảo tồn này nằm tại khu vực phía Tây Bắc của tỉnh Cát Lâm thuộc huyện Tongyu. Ngoài rất nhiều hồ nước tuyệt đẹp ra nơi đây còn là môi trường sinh sống của hơn 600 loài thực vật hoang dã khác nhau, cùng với 293 loài chim trong đó có 10 loài nằm trong sách đỏ.

Kinh thành và lăng mộ Vương quốc Cao Câu Ly 

Đây là một quần thể các tàn tích thành quách cổ và các ngôi mộ cổ. Nơi đây được UNESCO được công nhận là di sản thế giới vào năm 2004.  

Nó bao gồm các di tích khảo cổ của ba thành phố pháo đài là Thành Ngũ Nữ Sơn, Hoàn Đô và Quốc Nội Sơn cùng 40 ngôi mộ hoàng gia khác.  

Xây dựng vào Thế kỷ thứ IV, những viên đá của kim tự tháp được làm bằng đá granit, mỗi viên nặng vài tấn. Đây là một công trình đồ sộ và rất kỳ công.

 

Khu du lịch tỉnh Changahot (Bạch Thành)

Trong tiếng Mông Cổ, “Chagan” có nghĩa là màu trắng, “Hot” có nghĩa là thành phố và “Chaganhot” có nghĩa là Thành phố Trắng. Đây là một công viên đa chức năng tích hợp nhiều mảng như ẩm thực, nhà ở, giải trí và du lịch. 

Đầy đủ các loại hình giải trí và các khu vườn: vườn danh nhân lịch sử, vườn phong cách châu Âu, vườn phong cách dân tộc, vườn cây xanh, vườn động vật và thực vật, vườn sinh thái nông nghiệp,…đường đua, khu săn bắn và sân chơi cho trẻ em.

Bảo tàng Cung điện Mãn Châu

Bảo tàng Cung điện Mãn Châu là một trong ba hoàng cung lớn còn lại ở Trung Quốc. Cung điện là nơi ở chính thức do Quân đội Hoàng gia Nhật Bản xây dựng cho hoàng đế cuối cùng Trung Quốc – Phổ Nghi sống trong vai trò là Hoàng đế của quốc gia bù nhìn Manchukuo của Nhật Bản.

 Nó được phân loại là khu danh lam thắng cảnh 5A của Tổng cục Du lịch Trung Quốc. Cung điện sang trọng này có đồi, vườn, ao, bể bơi và nhiều hình thức giải trí khác. Kiến trúc và thiết kế của cung điện rộng 12 hecta này là một địa điểm đáng để ghé thăm vì vẻ đẹp và tầm quan trọng lịch sử của nó. 

Hình ảnh của hoàng đế, đám cưới, vợ, cha mẹ và giáo viên tiếng Anh của ông được trưng bày trong bảo tàng. 

Ẩm thực Cát Lâm

Ẩm thực Cát Lâm sử dụng các nguyên liệu là đặc sản hoặc sản vật chính của tỉnh Cát Lâm, vận dụng cách nấu nướng đặc biệt của địa phương. 

Ẩm thực Cát Lâm tổng hợp các văn hóa ẩm thực và nông sản đặc sắc của các dân tộc thiểu số. Ẩm thực Cát Lâm đã phát triển sáng tạo và hình thành một hệ phái ẩm thực mới. 

Ẩm thực Cát Lâm chủ yếu bao gồm bốn thể loại lớn là món ăn dân tộc, món ăn dân tục, món ăn cung đình và món ăn sơn trân (đồ ngon trên núi).

Gà nhân sâm

Nhân sâm là một trong ba báu vật ở vùng đông bắc Trung Quốc. Đồng thời, cũng là một loại thuốc bổ rất nổi tiếng và quý giá của Cát Lâm.

 Gà của món ăn này được chọn từ gà già của địa phương. Món ăn này có vẻ ngoài rất đẹp cũng như mùi rất thơm.

Súp cá trắng hấp

Có hai cách nấu cho món ăn này: một là lấy nước sốt của cá và uống nước súp hoặc làm cho súp thấm vào cá và ăn thịt. 

Cá trắng là loại cá sống ở hồ Songhua. Vì vậy du khách có thể tìm thấy món ăn này xung quanh thành phố Cát Lâm.

San Tao Wan

Đây là món ăn cổ điển nhất của Man Man. Lễ Hoàng gia Manchu Han nổi tiếng được phát triển từ món ăn San Tao Wan. Nó có nhiều loại thịt làm nguyên liệu, bao gồm thịt nai, cá, ếch,.. và được nấu qua 15 quy trình (đốt, nướng, om, hầm, chiên,…).

Các trường đại học nổi tiếng tại Cát Lâm

Đại học Cát Lâm

Trường Đại học Cát Lâm được thành lập năm 1946. Đây là đại học tổng hợp trực thuộc bộ giáo dục Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Tiền thân của trường là Học viện Hành chính Đông Bắc được thành lập vào năm 1946. Đến năm 1950, trường đổi tên là Đại học Nhân dân Đông Bắc. Năm 1958, trường đổi tên thành Đại học Cát Lâm. Năm 1960, trường được liệt vào danh sách những trường đại học trọng điểm. 

Đại học Cát Lâm được chọn vào Kế hoạch Everest, kế hoạch 111, là chương trình Giáo dục và Đào tạo Nhân tài Pháp lý xuất sắc,…

Trước khi sáp nhập vào tháng 6 năm 2000, trường đã phát triển thành một trường đại học trọng điểm quốc gia đa ngành với thế mạnh về ô tô và máy móc nông nghiệp và sự kết hợp của kỹ thuật, quản lý, khoa học,…

 

Đại học Ngoại ngữ Cát Lâm (吉林外国语大学)

Đại học ngoại ngữ Cát Lâm là một trong những trường trọng điểm của tỉnh Cát Lâm. Đồng thời là đơn vị thí điểm cải cách hệ thống giáo dục quốc gia của Trung Quốc, là cơ sở nhận được nhiều học bổng của chính phủ Trung Quốc cho sinh viên quốc tế ở Trung Quốc.

Đại học Trường Xuân (长春大学)

Đại học Trường Xuân Tọa lạc tại thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm, Đại học Trường Xuân là một trường đại học toàn diện toàn thời gian của tỉnh.

Trong những năm qua, Trường Đại học Trường Xuân đã theo đuổi triết lý “Hướng học tập và ứng dụng tập trung” của trường học. Trường tích cực thúc đẩy tinh thần của trường, cốt lõi là “đạo đức và tốt bụng, không ngừng phấn đấu để trở nên mạnh mẽ hơn, và theo đuổi chủ nghĩa hiện thực và thực hành biện hộ. Và tiếp tục thực hành phương châm “Tích hợp kiến ​​thức và hành vi, trung thực, tốt bụng”, cam kết xây dựng một trường đại học chuyên biệt cấp cao khu vực đặc biệt, nỗ lực cung cấp tài năng và hỗ trợ công nghệ cho nhà nước và xây dựng kinh tế khu vực và phát triển xã hội.

Phương tiện di chuyển tại Cát Lâm

Máy bay

Ở Cát Lâm có 4 sân bay với 1 sân bay quốc tế và 3 cảng hàng không dân dụng đó là: sân bay quốc tế Đại Phòng Thân Trường Xuân; Sân bay Nhị Đài Tử Cát Lâm, Sân bay Thông Hóa; Sân bay Triều Dương Xuyên Duyên Cát.

Có nhiều hãng hàng không cung cấp đường bay này nhưng mức giá thấp nhất cũng dao động khoảng 5 triệu đồng/ chặng.

Xe bus

Xe bus là phương tiện di chuyển phổ biến, gần gũi nhất với người dân Trung Quốc. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp phương tiện di chuyển này trên khắp các con phố lớn nhỏ. Giá vé khá rẻ, dao động 2 – 3 tệ/ lượt đi. Bạn có thể làm vé theo tháng để tiết kiệm chi phí hơn. Và điều đặc biệt là xe bus ở Trung Quốc không có người phụ bán vé xe như ta thường thấy ở xe bus Việt Nam. Mà chúng ta sẽ bỏ tiền vào một thùng tiền cạnh ghế lái xe hoặc có thể quét mã để thanh toán. Ở Trung Quốc thường dùng ví điện tử Alipay để thanh toán mọi thứ.

Xe taxi

Cũng giống như Việt Nam, ở Trung Quốc xe taxi là một trong những phương tiện di chuyển phổ biến, gọi xe cũng rất đơn giản. Bạn hoàn toàn có thể gọi xe trực tiếp ngay trên đường hoặc thông qua app gọi xe phổ biến là DiDi (tượng tự Grap của Việt Nam). Giá xe taxi cũng khá hợp lý. Chỉ khoảng từ 10-12 tệ cho 3km đầu tiên. Những kilomet sau giá sẽ giảm dần xuống.

Xe đạp công cộng

Ở Trung Quốc xe đạp công cộng có khá nhiều loại, đặt ở nhiều nơi trên thành phố. Vì thế nếu muốn lựa chọn phương tiện di chuyển này bạn sẽ không phải gặp quá nhiều khó khăn. Muốn sử dụng được xe đạp công cộng bạn chỉ cần sử dụng Alipay, Wechat hoặc một vài ứng dụng khác để quét mã QR trên thân xe để mở khóa xe là được. Chi phí của mỗi lượt sử dụng xe đạp công cộng chỉ 3 tệ (khoảng 10k tiền Việt). Tuy nhiên, khi sử dụng xe đạp công cộng bạn phải hết sức chú ý, bạn phải trả xe đúng nơi quy định. Bởi vì nếu bạn đỗ xe sai nơi quy định sẽ bị phạt tiền.

TÌM HIỂU QTEDU:

• Thông tin học bổng du học Trung Quốc: https://www.facebook.com/groups/duhoctq

Thông tin thêm về thầy Quốc Tư và QTEDU

https://qtedu.vn/tin-tuc

QTEDU – Chuyên gia tin cậy trên con đường chinh phục học bổng du học Trung Quốc!

QTEDU – 学而优

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *