CAM TÚC-CÁI NÔI CỦA NỀN VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRUNG QUỐC

Cam Túc có tên gọi tắt là Cam hay Lũng, cũng còn gọi theo tên cũ là Lũng Tây hay Lũng Hữu vì có núi Lũng ở phía Đông Cam Túc. “Cam Túc” là từ hợp thành được sử dụng lần đầu tiên vào thời Nhà Tống, bao gồm hai châu của thời nhà Tùy và Nhà Đường là: Cam Châu (khu vực xung quanh Trương Dịch) và Túc Châu (khu vực xung quanh Tửu Tuyền).

Vị trí địa lý 

Tỉnh Cam Túc nằm ở phía Tây Bắc của Trung Quốc. Cam Túc nằm giữa Thanh Hải, Nội Mông, Cao nguyên Hoàng Thổ, giáp với Mông Cổ về phía Bắc. Hoàng Hà chảy qua phía Nam tỉnh này.

Khu vực CamTúc

Tỉnh Cam Túc là nơi giao thoa của nền văn hóa Trung Hoa và phương Tây. Nơi quy tụ của 4 nền văn hóa lớn trên thế giới và là điểm đến có nhiều thắm cảnh đẹp mang giá trị lịch sử cao.

Phần lớn đất đai của tỉnh này nằm ở độ cao trên 1 km so với mực nước biển. Nó nằm giữa cao nguyên Tây Tạng, Nội Mông Cổ, cao nguyên Hoàng Thổ và có biên giới với Mông Cổ ở phía Tây Bắc. Sông Hoàng Hà chảy qua phần phía nam của tỉnh. Tỉnh này cũng chứa điểm trung tâm địa lý của Trung Quốc

Hiện tại, phương tiện thuận lợi nhất để bạn đến Cam Túc là máy bay. Ở Cam TÚc có 5 sân bay lớn. Đó là sân bay Đôn Hoàng, Gia Dục Quan, Trung Xuyên Lan Châu, sân bay Tửu Tuyền, Khánh Dương. Có rất nhiều hãng hàng không khai thác đường bay từ Việt Nam đến Cam Túc như: Air China, China Southern Airlines, … Giá vé dao động từ khoảng 7.000.000đ trở lên, tùy chặng cụ thể.

Nếu xuất phát từ Hà Nội, bạn có thể chọn đi tàu hỏa hoặc xe khách đến Lạng Sơn. Tại cửa khẩu Hữu Nghị sẽ làm thủ tục xuất nhập cảnh sang Nam Ninh, Trung Quốc. Sau đó tiếp tục di chuyển bằng tàu cao tốc hoặc máy bay tới Lan Châu, Cam Túc.

Khí Hậu 

Thời tiết thay đổi trong ngày: ban ngày nắng nóng, ban đêm nhiệt độ hạ thấp, lạnh và khô. Mùa đông ở Cam Túc khá khắc nghiệt, nhiệt độ có lúc xuống âm, tuyết phủ dày nhiều nơi. Mùa hè thì nắng khá gắt, mùa thu và xuân có thời tiết khô, mát mẻ nhưng đều có sự khác biệt đáng kể giữa ngày và đêm.

Tuy nhiên, Cam Túc vào lúc giao mùa, thời tiết ở vùng đất nằm ở độ cao hơn 1.000 m so mực nước biển này có sự chênh lệch khá rõ rệt về nhiệt độ giữa ngày và đêm. Đang trong cái nắng đầu hè bạn sẽ vẫn cảm nhận sự mát mẻ dễ chịu của thời tiết dù có chút hanh khô.

Mình tin rằng không ít bạn nghĩ Cam Túc là  “nào thì ở đấy lạnh lắm, khắc nghiệt lắm…” . Thật ra Cam Túc cũng đâu hề khắc nghiệt đến thế.

Nó chỉ thực sự lạnh qua lời kể của mọi người thôi. Một điều nữa mà mình thấy rất nhiều bạn chia sẻ về sự khắc nghiệt và lạnh lẽo ở nơi đây không nhắc đến, đó là tất cả các toà nhà, các trường đại học, các trung tâm thương mại, ngay đến kí túc xá của các lưu học sinh đều có hệ thống sưởi và làm ấm, nên mùa đông nhưng cũng chẳng khác mùa hè là bao. Nếu như bạn còn đang băn khoăn về sự lạnh lẽo nơi đây thì có thể yên tâm nhé, nơi này không lạnh đến thế đâu.

Các địa danh nổi tiếng của Cam Túc

Công viên địa chất Trương Dịch Đan Hà

Công viên địa chất Trương Dịch Đan Hà nằm ở Trương Dịch, Cam Túc, phía Tây Bắc Trung Quốc. Đây là một khu vực cảnh quan đẹp và nổi tiếng thu hút nhiều khách du lịch. Nơi đây nổi tiếng với những phiến đất đá có màu sắc sặc sỡ kỳ lạ. Núi cầu vồng luôn nằm trong top 10 thắng cảnh Trung Quốc đáng tham quan nhất.

Rặng Đan Hà hùng vĩ là một tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp của thiên nhiên. Cảnh quan ngoạn mục, hình dạng khác thường của nó và màu sắc tươi sáng kết hợp hoàn hảo tạo ra một trong những thắng cảnh đẹp nhất trên thế giới. Đan Hà, những quần thể địa chất và đồi núi của nó bao trùm khoảng 300 km2, trong một khu vực có lượng mưa thấp nằm gần sa mạc Gobi.

Vô số ngọn đồi và thung lũng, tuyệt vời trong màu đỏ, vàng, cam, xanh lá cây, trắng, xám nhạt, xám và các màu sắc khác nữa. Tạo ra cảm giác về một nơi có vẻ đẹp hiếm hoi, chỉ tồn tại trong chuyện cổ tích.

Gia Dục Quan

Được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” (Cửa ải lớn nhất thiên hạ). Đây là một trong ba kỳ quan của Vạn Lý Trường Thành (phía Đông có Sơn Hải Quan, ở giữa có Trấn Bắc Quan, phía Tây có Gia Dục Quan). Gia Dục Quan là điểm cuối cùng ở phía Tây của Vạn Lý Trường Thành, ở phía Tây Bắc tỉnh Cam Túc, đứng sừng sững dưới chân núi Gia Dục.

Cửa ải có hai cổng: một ở phía Đông và một ở phía Tây. Một dòng chữ “Gia Dục Quan” bằng Hán tự được viết trên một tấm bảng tại cửa phía Tây. Mặt phía Nam và Bắc của cửa ải kết nối với Vạn Lý Trường Thành. Cứ tại mỗi góc của cửa ải sẽ có một tháp canh. Gia Dục Quan bao gồm ba tuyến phòng thủ: thành nội, thành ngoại và các hào nước.

Đôn Hoàng

Đôn Hoàng nằm ở phía tây tỉnh Cam Túc và phía đông sa mạc Taklamakan. Nơi đây là một ốc đảo nằm trên con đường tơ lụa xưa và được xây dựng để dành cho những đoàn thương nhân dừng nghỉ. Đồng thời, nó cũng là điểm kết nối văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo giữa Đông – Tây. Với vẻ đẹp mang tính nghệ thuật, văn hóa, lịch sử độc đáo của mình, Đôn Hoàng với tuổi đời hơn 1000 năm đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Nguyệt Nha Tuyền được xem là thắng cảnh nổi tiếng nhất của Đôn Hoàng. Nơi đây là một ốc đảo nằm cô đơn giữa sa mạc hoang vu. Bên cạnh là một hồ nước ngọt hình trăng lưỡi niềm. Nơi đây đồng thời cũng là điểm dừng chân chính của các thương nhân. Cạnh Nguyệt Nha Tuyền còn có một ngôi chùa được xây dựng từ thời nhà Hán đầy trang nghiêm.

Ẩm thực

Mì tay kéo Lan Châu:

Đây là món ăn của những người theo đạo Hồi, nổi tiếng ở thành phố Lan Châu, tỉnh Cam Túc. Những sợi mì được kéo dài, mỏng tang, ăn kèm với canh thịt bò, rau mùi, hành tây.

Ẩm thực Lan Châu, Cam Túc, Trung Quốc. Lan Châu được ví như một khu chợ đêm ẩm thực sầm uất nhất tại Trung Hoa. Về phía tây của trung tâm thành phố, chợ Zhengning Lu chào đón du khách với hơn 100 quầy bán thức ăn đường phố. Những món ngon nổi tiếng nhất là cá nướng với thì là và rắc vừng bên trên (khoảng 25 nhân dân tệ – 83.000 VND), bát nai zhou ngọt, nóng – sữa trộn với gạo nếp lên men, vừng, trứng và nho khô, có giá 8 nhân dân tệ, khoảng 26.000 VND và bánh rou bing nhồi thịt, 2 nhân dân tệ.

Thịt cừu, dê: 

Ở thành phố Gia Dục Quan, xiên thịt cừu phết mỡ cừu cho nhiều tầng gia vị, trên thảo nguyên Ganjia, dân chăn cừu thường nướng thịt cừu cùng bao tử trên đá nóng. 

Ngoài ra còn có các món ăn khác như mì nước, trứng sốt cà chua, gà cay, đầu dê khô, lòng dê,……

Mì nước: Món ăn được ưa chuộng vào mùa hè nắng nóng, giúp tăng khẩu vị ăn uống. Món ăn kèm gồm có da hổ muối ớt, rau hẹ, thịt kho và tai heo kho hoặc sườn heo sốt tương.

Gà cay: Được chế biến đơn giản từ thịt gà và ớt chuông, xào chung với nhau rồi thêm gia vị cay và món ăn mang vị cay đặc trưng của ẩm thực Trung Quốc.

Đầu dê khô: Đầu dê nổi tiếng ở Lan Châu, món ăn này được thưởng thức ngay khi ra khỏi lò bốc khói nghi ngút.

Các trường đại học nổi tiếng ở Cam Túc

ĐẠI HỌC LAN CHÂU (兰州大学)

Trường được thành lập vào năm 1909 với tên gọi Trường Luật và Chính trị Cam Túc, là cơ sở đào tạo bậc cao mang ý nghĩa hiện đại đầu tiên ở Tây Bắc Trung Quốc. Năm 1946, trường được đổi tên thành Đại học Quốc gia Lan Châu. Vào năm 2002 và 2004, Viện nghiên cứu sinh thái thảo nguyên cũ của tỉnh Cam Túc và Học viện Y Lan Châu đã lần lượt được sáp nhập vào Đại học Lan Châu.

Kể từ khi cải cách và mở cửa, trường liên tiếp được chọn vào nhóm các trường đại học xây dựng “Dự án 211” và “Dự án 985”. Năm 2017, trường nằm trong danh sách dự án “Các trường đại học hạng nhất”. Trong quá trình điều hành trường hơn 110 năm, nhà trường đã và đang phấn đấu trở thành trường đại học đẳng cấp quốc tế ở khu vực kinh tế kém phát triển.

Xem thêm: ĐẠI HỌC LAN CHÂU – DU HỌC (兰州大学) – QTEDU

ĐẠI HỌC GIAO THÔNG LAN CHÂU (兰州交通大学)

Đại học Giao thông Lan Châu được thành lập năm 1958. Trước đây được gọi là Viện Đường sắt Lan Châu. Nó được đổi tên thành “Đại học Giao thông Lan Châu” vào tháng 4 năm 2003. Trường luôn tuân thủ truyền thống của một trường xuất sắc “nghiên cứu học thuật nghiêm túc và yêu cầu nghiêm ngặt”, tập trung vào việc đào tạo các chuyên gia cao cấp với nền tảng vững chắc, kiến ​​thức sâu rộng, năng lực vững vàng, chất lượng cao, tinh thần đổi mới và tầm nhìn quốc tế. 

 ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ LAN CHÂU (兰州理工大学)

Đại học công nghệ Lan Châu (兰理工) Là trường về khoa học công nghệ hàng đầu tại Lan Châu – Cam Túc.

Đại học Công nghệ Lan Châu được thành lập là Trường Kỹ thuật Lan Châu vào năm 1919. Năm 1958, trường được đổi tên thành Học viện Bách khoa Lan Châu. Trong cùng năm đó, nó sáp nhập với Cao đẳng Truyền thông Cam Túc và đổi tên thành Đại học Công nghệ Cam Túc. Trường chịu sự quản lí bởi Chính quyền nhân dân tỉnh Cam Túc, Bộ giáo dục Trung Quốc và cục khoa học kĩ thuật công nghiệp Bộ quốc phòng.

Trên đây là một số thông tin về Đại học Sư phạm Nam Kinh mà QTEDU đã tổng hợp được. Chúc các bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm

Thông tin thêm về thầy Quốc Tư và QTEDU

https://qtedu.vn/tin-tuc

QTEDU – Chuyên gia tin cậy trên con đường chinh phục học bổng du học Trung Quốc!

QTEDU – 学而优

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *