Giang Tô là một trong những nơi sản sinh ra nền văn minh cổ đại Trung Quốc, con người cổ đại, văn hóa Vũ Lăng, và văn hóa sông Dương Tử. Từ xa xưa, đây đã là một trong những tỉnh phát triển nhất Trung Quốc về chính trị, kinh tế và văn hóa.
Vị trí địa lý
Giang Tô là một tỉnh lớn của Trung Quốc, xếp thứ 4 trong số các đơn vị cấp tỉnh, chỉ sau Thượng Hải, Bắc Kinh và Thiên Tân. Vào đầu thời nhà Thanh, Giang Tô thuộc tỉnh Giang Nam. Đến năm Khang Hi thứ 6 (1667), triều đình đã tách tỉnh Giang Nam thành Giang Tô và An Huy.
Tỉnh Giang Tô giáp với Sơn Đông ở phía Bắc, giáp với An Huy ở phía Tây. Và còn giáp với Chiết Giang và Thượng Hải ở phía Nam.
Khu vực Giang Tô
Giang Tô nằm ở vùng chuyển giao giữa miền Bắc và miền Nam Trung Quốc. Khí hậu và thảm thực vật mang cả đặc điểm của phương Bắc và phương Nam.
Giang Tô từ Việt Nam bạn sẽ phải đi máy bay. Giang Tô có một sân bay quốc tế duy nhất là Sân bay quốc tế Lộc Khẩu Nam Kinh. Ở Việt Nam hầu hết các hãng đều có chuyến bay đến Giang Tô.
Hiện nay máy bay đang là phương tiện được nhiều người sử dụng hơn cả khi muốn di chuyển từ Việt Nam đến Giang Tô. Tại tỉnh Giang Tô có đến 9 sân bay khác nhau trong đó có 1 sân bay quốc tế.
Hiện ở đây đang khai thác gần 200 tuyến bay quốc nội và khoảng 40 tuyến bay quốc tế. Giá vé máy bay đến Giang Tô là khoảng 5tr – 6tr. Tuy nhiên tùy từng thời điểm giá vé có thể tăng giảm khác nhau.
Khí hậu
Giang Tô chịu ảnh hưởng của nền khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Khác Việt Nam, thời tiết ở đây phân ra 4 mùa xuân, hạ, thu, đông một cách rõ rệt.
Mùa xuân bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 5 với thời tiết ấm áp, cây cỏ sinh sôi. Mùa này rất thích hợp để du lịch Giang Tô.
Từ tháng 6 đến tháng 8 là mùa hè ở thành phố này.
Mùa thu từ tháng 9 đến tháng 11 thời tiết sẽ dễ chịu hơn cùng với đó cảnh sắc thiên nhiên cũng có nhiều thay đổi.
Mùa đông Giang Tô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Thời tiết trở nên lạnh vô cùng, nhiệt độ có thể xuống âm và có tuyết rơi. Cảnh tuyết Giang Tô mùa đông cũng rất thú vị cho chuyến du lịch của du khách.
Các địa điểm nổi tiếng
Các thành phố lớn ở Giang Tô
Thành Phố Nam Kinh – 1 trong 4 cố đô của Trung Quốc
Thành Phố Nam Kinh là một thành phố thuộc tỉnh Giang Tô của Trung Quốc. Nam Kinh là một thành phố lớn trong lịch sử và văn hóa Trung Hoa. Nam Kinh đã từng là thủ đô Trung Hoa trong nhiều triều đại. Nơi đây được xem như một trong bốn cố đô lớn của Trung Hoa
Nam Kinh cũng là cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng của Trung Quốc. Năng lực sản xuất điện tử, hóa chất đứng hàng thứ hai so với những thành phố khác trong cả nước; quy mô chế tạo ô tô đứng thứ ba; công nghiệp điện gia dụng, vật liệu xây dựng đều có quy mô lớn.
Thành phố Nam Kinh là một đầu mối giao thông trọng yếu của khu vực Hoa Đông: hệ thống giao thông gồm đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng không. Nam Kinh là nơi có môi trường đầu tư tốt, thành phố môi trường xanh, sạch của Trung Quốc.
Tô Châu – Thành phố cổ đẹp như tranh vẽ
Người Trung Quốc từ xưa đã có câu: ”Sinh ở Tô Châu, sống ở Hàng Châu, ăn ở Quảng Châu, chết ở Liễu Châu” hay “Trên có thiên đàng, dưới có Tô Hàng” với ý chỉ Tô Châu – Hàng Châu xinh đẹp. Vậy điều gì đã làm nên một Tô Châu có một không hai như vậy?
Đầu tiên chúng ta phải nói đến lịch sử lâu đời của nó. Tô Châu nằm ở hạ lưu sông Dương Tử và trên bờ Thái Hồ thuộc tỉnh Giang Tô. Thành phố nổi tiếng với những cầu đá đẹp, chùa chiền, các khu vườn được thiết kế tỉ mỉ. Ngày nay chúng đã trở thành những điểm thu hút khách du lịch. Tô Châu cũng đã từng là một trung tâm quan trọng của công nghiệp sản xuất tơ lụa của Trung Hoa kể từ thời kỳ Nhà Tống.
Tô Châu luôn thu hút khách du lịch muôn phương bởi vẻ cổ kính. Nơi có những dòng kênh rạch bao quanh, những cây cầu đá bắc ngang điểm xuyết thêm vẻ thơ mộng và nhất là bởi cổ trấn đã hơn trăm năm tuổi.
Vô tích – vùng đất thái bình của thiên hạ
Vô Tích là thành phố thuộc Giang Tô của Trung Quốc, giáp Tô Châu, Chiết Giang và Thường Châu. Nơi đây rất được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, thời tiết ẩm và ấm áp quanh năm. Vì thế nó được mệnh danh là “vùng đất của cá và gạo”.
Quả đúng như tên gọi, Vô Tích ngày nay rất thái bình, yên ả, với cảnh đẹp sơn thủy và những ngôi nhà cổ đẹp đến nao lòng. Những kiến trúc ở Vô Tích đặc trưng cho kiểu kiến trúc Giang Tô. Và kiến trúc ấy vẫn được bảo tồn rất tốt tới tận ngày nay.
Nao lòng với nét đẹp của Thường Châu – Trung Quốc
Thường Châu nằm ở khu vực phía Nam của tỉnh Giang Tô. Thường Châu được yêu thích bởi nét đẹp tự nhiên và khí hậu ôn đới trong lành tại đây. Tuy nhiên, mùa đông ở đây rất lạnh và có tuyết rơi. Nếu ai có dự định đến Thường Châu vào mùa đông thì nhớ chuẩn bị áo ấm nhé.
Đến Thường Châu, bạn sẽ được thưởng thức muôn vàn cảnh đẹp. Thường Châu là một thành phố kết hợp giữa vẻ đẹp hiện đại, xen lẫn chút cổ kính. Thành phố mang vẻ trầm mặc yên tĩnh, đôi lúc lại có chút ồn ào náo nhiệt. Đi một đoạn đường ở Thường Châu, bạn sẽ bắt gặp những toà nhà cao chót vót, những công viên với cây xanh mơn mở, những ngôi nhà được xây dựng theo lối kiến trúc xưa cổ kính,… Tất cả tạo nên một vẻ đẹp độc đáo, chỉ có duy nhất ở Thường Châu Trung Quốc.
Danh lam thắng cảnh nổi tiếng ở Giang Tô
Vườn cổ điển Tô Châu
Vườn cổ điển Tô Châu hay còn được gọi là “Vườn Tô Châu”. Đây là tên gọi chung của những khu vườn cổ điển Trung Quốc ở Tô Châu, tỉnh Giang Tô. Các khu vườn cổ điển Tô Châu có thể bắt nguồn từ thời Xuân Thu, được phát triển vào triều đại Tấn và nhà Đường, thịnh vượng vào thời nhà Tống, và phát triển mạnh mẽ vào triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Tô Châu được biết đến với cái tên “Thành phố của những khu vườn”.
Vào cuối thời nhà Thanh, có hơn 170 khu vườn trong và ngoài thành phố, 50 khu hiện có. Khu vườn cổ điển Tô Châu và dinh thự được tích hợp thành một. Đây được đánh giá cao và là nơi tham quan, sinh sống. Sự hình thành của loại hình kiến trúc này là sự sáng tạo của con người gắn bó với thiên nhiên, theo đuổi sự hòa hợp với thiên nhiên, làm đẹp và hoàn thiện môi trường sống của chính mình trong những thành phố đông dân cư và thiếu cảnh sắc thiên nhiên.
Phố cổ Đồng Lý
Phố cổ Đồng Lý thuộc quận Ngô Giang, Tô Châu, Giang Tô, được xây dựng vào thời nhà Tống. Trong thị trấn có rất nhiều khu vườn, đền thờ, dinh thự và nơi ở của những người nổi tiếng được xây dựng từ triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Năm 2005, CCTV đánh giá là “Top 10 Thị trấn quyến rũ ở Trung Quốc năm 2005”.
Phố cổ Châu Trang
Phố cổ Châu Trang nằm cách thành phố Tô Châu 38 km về phía đông nam. Họa sĩ cổ đại nổi tiếng Ngô Quán Trung đã viết một bài báo rằng “Hoàng Sơn là nơi hội tụ vẻ đẹp của sông núi Trung Quốc, còn Châu Trang là nơi hội tụ những nét đẹp của làng nước Trung Quốc”. Châu Trang có lịch sử gần 900 năm, có nội hàm văn hóa phong phú. Nhà văn thời Tây Tấn là Trương Hán, các nhà thơ thời Đường như Lưu Vũ Tây, Lữ Quý Minh, v.v … đã từng sống ở Châu Trang.
Hồ Kim Kê
Hồ Kim Kê nằm ở phía đông thành phố Giang Tô. Hồ Kim Kê rộng hơn 1,8 km vuông so với Hồ Tây Hàng Châu. Ban đầu nó chỉ là một nhánh của hồ Vạn Khánh Thái Hồ. Sau đó, hồ được nâng cấp thành công viên hồ đô thị lớn nhất Trung Quốc. Hiện nay hồ được gọi là thiên đường mới trên trái đất của Giang Tô trong thế kỉ 21. Một bên là hồ, một bên là thảm cỏ xanh bất tận. Cây cối xanh tốt như một khu rừng, dưới là hoa thơm ngát, trên là trời xanh mây trắng. Hồ Kim Kê có rất nhiều thứ đẹp đẽ, được ví là “Thiên hạ bất tử”.
Ẩm thực
Khám phá đặc trưng ẩm thực Giang Tô
Trung Quốc có câu, “Nhất phương thuỷ thổ dưỡng nhất phương nhân”, tức là người sinh ra và lớn lên tại một nơi thì sẽ được cái nôi ẩm thực, văn hoá của nơi đó nuôi dưỡng. Tương tự, món ăn của địa phương nào thì sẽ mang đặc điểm của địa phương ấy. Người Hoa thường khái quát hương vị bốn miền bằng câu “đông chua, tây cay, nam ngọt, bắc mặn”. Ẩm thực Giang Tô thuộc nhóm “nam ngọt”.
Trên thực tế, Giang Tô nằm ở vùng chuyển giao giữa hai miền Bắc – Nam của Trung Quốc. Nên ẩm thực nơi đây có sự giao thoa mạnh mẽ và tinh tế của hai miền này.
Người Giang Tô “chú trọng kĩ thuật dùng dao, món ăn tinh tế, khẩu vị thanh đạm”.
Điểm danh các món ăn nổi tiếng ở Giang Tô
Ẩm thực Giang Tô chủ yếu gồm các món ăn đến từ : Dương Châu, Nam Kinh và Tô Châu.
Cơm chiên Dương Châu
Đây hẳn là món ăn cân bằng dinh dưỡng nhất của Giang Tô. Cơm chiên Dương Châu, nghe thì đơn giản, mộc mạc, nhưng nó bao gồm rất nhiều nguyên liệu. Nguyên liệu gồm: trứng, giăm bông, sò điệp, cà rốt, đậu xanh và nhiều loại thịt, rau củ khác. Đây không phải các nguyên liệu cố định mà người đầu bếp có thể biến tấu linh hoạt sao cho phù hợp với khẩu vị của thực khách và từng mùa trong năm.
Chính sự kết hợp phong phú đó đã làm món ăn có màu sắc bắt mắt, kích thích vị giác. Nhưng đồng thời nó vẫn vô cùng bổ dưỡng. Điểm này của cơm chiên Dương Châu là một nét đặc sắc trong văn hoá ẩm thực Trung Quốc.
Vịt muối Nam Kinh
Nam Kinh là thủ phủ của tỉnh Giang Tô. Mọi người ghé thăm không ai là không biết đến món vịt muối trứ danh của nơi đây. Lớp thịt vịt mang màu trắng ngà, rất mềm, có vị ngọt nhẹ, mỡ mà không ngấy. Món ăn nổi tiếng của Giang Tô này có hương vị thơm ngon, đậm đà. Nó có thể chinh phục bất cứ ai, kể cả những thực khách khó tính nhất.
Hàng năm, cứ vào khoảng giữa thu, khi hoa quế đang mùa nở rộ, người ta lại bắt đầu rộn ràng chờ được nếm thử món ăn này, vì đây chính là thời điểm lý tưởng nhất để chế biến vịt muối. Cũng vì lý do đó mà vịt muối Nam Kinh còn được gọi là vịt quế hoa. Thậm chí, nhiều người chọn Nam Kinh làm điểm đến cũng chỉ vì muốn được một lần thưởng thức món vịt muối nức tiếng này.
Đậu phụ Bình Kiều
Đậu phụ Bình Kiều đã từng là món yêu thích của cả cố Thủ tướng Chu Ân Lai và vua Càn Long thời nhà Thanh. Chuyện xưa kể rằng, khi thuyền rồng của vua Càn Long đi qua Bình Kiều, một trấn cổ thuộc Hoài An lúc bấy giờ, vua đã được thưởng thức món đậu phụ Bình Kiều này và tấm tắc khen. Từ đó, đậu phụ Bình Kiều trở nên lừng danh khắp Giang Tô và Hoài An. Nó trở thành món ăn truyền thống nổi tiếng trong trường phái ẩm thực Giang Tô.
Đây là một món ăn Giang Tô nổi tiếng và được chế biến vô cùng công phu. Nguyên liệu chính là đậu phụ, trứng và thịt gà. Ngoài ra còn có măng, nấm cùng các loại gia vị khác. Sau khi chế biến, những miếng đậu phụ nhỏ, trắng nõn, mềm mại sẽ được cắt thành hình kim cương đầy nghệ thuật. Khi đưa miếng đậu vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị thanh mát, nhẹ nhàng. Miếng đậu phụ dường như tan ngay trên đầu lưỡi. Hương vị hoà quyện giữa trứng, gà, nấm và gia vị, khiến thực khách không khỏi say đắm, xiêu lòng.
Bánh bột chiên trứng
Các món ăn Giang Tô dường như đều có những cái tên rất dung dị, mộc mạc, đôi khi khiến người ta lầm tưởng rằng chúng chẳng có gì đặc biệt. Ấy vậy nhưng món nào món nấy cũng đều khiến thực khách phải say đắm cõi lòng, quyến luyến không nỡ dừng đũa. Bánh bột chiên trứng cũng như vậy, nghe tên thì tưởng chừng đơn giản, nhưng lại là một món ăn sáng hấp dẫn rất được ưa chuộng tại Giang Tô.
Món ăn này có cách làm gần giống bánh cuốn trứng nhưng được nướng thay vì chiên giòn. Theo kinh nghiệm du lịch Giang Tô, người ta tráng một lớp bột mỏng trên chiếc chảo dẹt, đợi đến lúc bột vừa khô thì đập vào một quả trứng, rắc thêm chút gia vị và thật nhiều hành lá rồi cuộn lại. Chiếc bánh bột chiên trứng mới ra lò nóng hôi hổi, cắn vào vừa cảm nhận được chút giòn tan của lớp vỏ, vừa thấy được hương thơm và vị béo mềm của trứng chín tới, đủ sức khiến những du khách yêu thích ẩm thực phải bỏng lưỡi vì nóng mà vẫn không thể ngừng.
Các món ăn nhẹ Tô Châu
Tô Châu là một thành phố với lịch sử lâu đời nằm ở hạ lưu sông Dương Tử, trên bờ Thái Hồ, thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Vùng này có các món ăn nhẹ nổi tiếng khắp nơi như đậu hũ khô, kẹo hạt tùng, hạt dưa hoa hồng, bánh mặn mỡ lợn… Các món ăn Giang Tô này, món nào món nấy cũng chứa đựng mọi sự tươi mát, thanh đạm của nguyên liệu và hương vị đặc trưng của xứ sở phương Nam Trung Hoa dịu dàng, thuần khiết.
Bánh quẩy chiên với cháo trắng và sữa đậu nành.
Khi đi du lịch Trung Quốc, còn gì tuyệt vời hơn việc bắt đầu một ngày mới ở Giang Tô bằng cách nếm thử các món ngon đường phố? Dầu chá quẩy chẳng phải là một sự lựa chọn hoàn hảo hay sao? Từng thanh quẩy nóng giòn ăn kèm với tô cháo trắng hay ly sữa đậu nành bốc hơi ấm nóng, quả thực đạm bạc mà vô cùng thích hợp cho một ngày đông se lạnh.
Cái tên dầu chá quẩy được đặt tên theo tích xưa, người ta nặn bột thành hai thanh dài rồi chiên ngập trong dầu để tỏ phẫn nộ trước đôi vợ chồng “Hán gian” Tần Cối. Cái tên “du tác cối” (Dầu chiên Tần Cối”) được phát âm theo tiếng Quảng chính là dầu chá quẩy. Món ăn này ở Giang Tô rất rẻ, chỉ với khoảng hai tệ (tương đương 5,000 VND), du khách đã có thể mua được năm ba chiếc quẩy nóng hổi.
Các trường đại học nổi tiếng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM KINH (南京大学)
Đại học Nam Kinh (Nanjing University), thuộc “Dự án 985 ” và ” Dự án 211″ là trường đại học xây dựng trọng điểm và là một tổ chức giáo dục đại học có lịch sử lâu đời và danh tiếng xuất sắc.
Xem thêm: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NAM KINH (南京大学) – QTEDU
Đại học Nam Kinh có tiền thân là Trường Sư phạm Tam Giang được thành lập vào năm 1902, sau đó là Trường Sư phạm Lương Giang, Sư phạm Cao cấp Nam Kinh, Đại học Quốc gia Đông Nam, Đại học Quốc gia Trung ương , v.v., và được đổi tên thành Đại học Nam Kinh vào năm 1950.
Kể từ khi cải cách và mở cửa, với tư cách là một trường đại học tổng hợp trọng điểm trực thuộc Bộ Giáo dục, Đại học Nam Kinh đã thể hiện sức sống mới trong cơ hội lịch sử hoàn toàn mới. Trường luôn nằm trong nhóm đầu tiên của các trường đại học Trung Quốc, và đã đạt được ảnh hưởng xã hội và danh tiếng học thuật được công nhận.
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NAM KINH (南京师范大学)
Đại học Sư phạm Nam Kinh là trường đại học xây dựng “kép hạng nhất” (双一流)của quốc gia và trường đại học xây dựng cấp cao Giang Tô.
Tiền thân của trường là Đại học Sư phạm Tam Giang được thành lập vào năm 1902 – là một trong những cái nôi của nền giáo dục đại học ở Trung Quốc.
Xem thêm: ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NAM KINH (南京师范大学) – QTEDU
- Tính đến tháng 10 năm 2022, trường có 28 trường cao đẳng trung cấp, 2 trường cao đẳng độc lập và 58 chuyên ngành đại học, bao gồm tổng số 79 chuyên ngành như kỹ thuật, nông nghiệp, y học, quản lý, nghệ thuật,…
- Đại học Sư phạm Nam Kinh là một trong những trường đại học đầu tiên sau cải cách mở cửa ra thế giới bên ngoài, là cơ sở học tập kiểu mẫu tại Trung Quốc do Bộ giáo dục thành lập.
ĐẠI HỌC TÔ CHÂU 苏州大学
Đại học Tô Châu tọa lạc tại thành phố cổ Tô Châu, là trường đại học trọng điểm thuộc “Dự án 211” quốc gia và là trường đại học tổng hợp trọng điểm của tỉnh Giang Tô. Tiền thân của nó là Đại học Tô Châu được thành lập vào năm 1900. Tận dụng lợi thế về vị trí địa lý độc đáo ở Tô Châu và miền nam Giang Tô, Đại học Tô Châu luôn nỗ lực nắm bắt cơ hội phát triển và trở thành một trong những trường đại học trọng điểm có đà phát triển tốt nhất Trung Quốc, với nhiều chỉ số được xếp hạng trong số các trường đại học hàng đầu cả nước.
Các phương tiện di chuyển ở Giang Tô
1. Hàng không
Có 9 sân bay ở Nam Kinh, Thường Châu, Vô Tích, Tô Châu, Nam Thông, Diêm Thành, Liên Vân Cảng và Từ Châu, trong đó Sân bay Nam Kinh Lộc Khẩu là một sân bay quốc tế. Có 62 tuyến hàng hải và 316 chuyến bay đi hàng tuần, kết nối 36 thành phố và các vùng ven biển trên khắp Trung Quốc.
2. Đường sắt
Giang Tô có các tuyến đường sắt Bắc Kinh – Thượng Hải, đường sắt Long Hải và Đường sắt Nam Kinh – Thông Châu trên các tuyến đường sắt chính trong lãnh thổ. Nam Kinh và Từ Châu là trung tâm đường sắt ở Nam Giang Tô và Bắc Giang Tô. Các tuyến đường sắt Bắc Kinh-Thượng Hải và Nam Kinh đồng giao nhau ở Nam Kinh, có ba ga hành khách ở Nam Kinh, Nam Kinh Tây và Nam Nam Kinh.
Tất cả các chuyến tàu đi qua Nam Kinh đều dừng tại ga Nam Kinh. Đoạn Thượng Hải-Nam Kinh của Đường sắt Bắc Kinh-Thượng Hải đã trở thành phương tiện giao thông công cộng, và chỉ mất 3 giờ để đi từ Nam Kinh đến Thượng Hải. Đường sắt Bắc Kinh-Thượng Hải và Long Hải giao nhau tại Từ Châu, thuộc quyền quản lý của Cục Đường sắt Tế Nam, với các chuyến tàu khởi hành từ Bắc Kinh, Cáp Nhĩ Tân, Liên Vân Cảng, Tế Nam, Thanh Đảo và Yên Đài. Liên Vân Cảng là ga cuối của Đường sắt Long Hải với các chuyến tàu khởi hành từ Bắc Kinh Nam, Thượng Hải, Quảng Châu, Hán Khẩu, Bảo Kê và Từ Châu.
4. Quốc lộ
Tỉnh có trung tâm là Nam Kinh, Thượng Hải-Nam Kinh (Thượng Hải-Nam Kinh), Ninh Đông (Nam Kinh-Nam Thông), Ninh Liên (Nam Kinh-Liên Vân Cảng), Ninh Hà (Nam Kinh-Hợp Phì) và 6 đường cao tốc khác được phân bố hướng tâm. Đoạn Giang Tô của Đường cao tốc Bắc Kinh-Thượng Hải cũng đã hoàn thành và thông xe. Ngoài ra, còn có các đường cao tốc đang được xây dựng ở Nam Kinh-Hàng Châu…
5. Đường thủy
Các tuyến vận tải hành khách chủ yếu là vận tải sông Dương Tử và vận tải biển Grand Canal. Trên tuyến sông Dương Tử, Nam Kinh, Trấn Giang, Thái Châu, Giang Âm và Nam Đồng là các cảng hành khách chính. Trong số đó, Nam Kinh có tàu chở khách xuất phát từ Hán Khẩu và Trùng Khánh, Nam Kinh có tàu khách cao tốc xuất phát từ Thượng Hải. Trên tuyến Grand Canal, Tô Châu và Vô Tích có các chuyến du ngoạn từ Xifachao đến Hàng Châu.
Có thể bạn quan tâm
- Thông tin học bổng du học Trung Quốc: https://www.facebook.com/groups/duhoctq
- Nhóm Học Tiếng Trung: https://www.facebook.com/groups/hocttq
- Nhóm Giáo Viên Tiếng Trung: https://www.facebook.com/groups/giaovientt/
Thông tin thêm về thầy Quốc Tư và QTEDU
QTEDU – Chuyên gia tin cậy trên con đường chinh phục học bổng du học Trung Quốc!
QTEDU – 学而优